Phát hiện 900 nhãn thực phẩm chức năng gi:ả dành cho người già, tr;;ẻ e//m, p;hụ ;nữ mang th:ai

Chỉ tính riêng doanh thu của 1 công ty từ năm 2021 đến nay đã lên đến hơn 800 tỷ đồng.

Theo báo Người đưa tin ngày 27/4 có bài Nóng: Thu hơn 100 tấn thực phẩm chức năng giả, đường dây hoạt động gần 10 năm. Nội dung như sau:

Tối 26/4, trong bản tin thời sự 19 giờ của Đài TH Việt Nam có đưa tin, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an (C03) cho biết tiếp tục khởi tố thêm 1 vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm có quy mô lớn. Số tang vật là thực phẩm chức năng thu giữ trong vụ án này lên đến hơn 100 tấn.

Lực lượng công an đã phát hiện, thu giữ hàng chục tấn thực phẩm chức năng khi các đối tượng đang đưa đi Nam Định tẩu tán, tiêu thụ. Ngoài ra, công an còn phát hiện thêm 2 kho hàng khác ở Hà Nội.

Có đến hơn 900 nhãn hiệu thực phẩm bảo vệ sức khoẻ bị phát hiện mà đối tượng sử dụng vẫn tập trung vào người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai.

900 nhãn hiệu thực phẩm chức năng giả bị phát hiện – Ảnh: VTV

Nguyên liệu được sử dụng được các công ty công bố là nhập từ Mỹ và các nước Châu Âu nhưng thực tế đa số là nhập từ Trung Quốc. Đáng chú ý, cơ quan chức năng xác định đường dây này đã hoạt động cách đây gần 10 năm.

Thượng tá Hồ Văn Hùng, Trưởng phòng 2, Cục C03 cho biết, đối tượng cầm đầu là Nguyễn Năng Mạnh và quy mô sản xuất của đường dây này cực kỳ lớn.

Các đối tượng đã thành lập ra các doanh nghiệp từ năm 2015. Đến nay phát hiện bọn chúng lập ra 6 công ty, tự sản xuất. Ngoài ra các đối tượng còn có nhà máy để gia công cho các đơn vị khác.

Một đối tượng trong đường dây – Ảnh: VTV

Chỉ tính riêng doanh thu của 1 công ty trong số 6 doanh nghiệp của đường dây này từ năm 2021 đến nay đã lên đến hơn 800 tỷ đồng.

Nhiều đối tượng cầm đầu trong đường dây xuất phát là các trình dược viên. Phương thức tiêu thụ của các đối tượng chủ yếu là qua hệ thống chợ thuốc.

Hiện Cơ quan CSĐT đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 đối tượng về tội “sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Đáng chú ý, chỉ trong tháng 4 này liên tiếp có 3 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là sữa, thuốc tân dược và thực phẩm chức năng cho trẻ em bị triệt phá.

Cụ thể, ngày 10/4, Bộ Công an khởi tố và bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Cơ quan chức năng thu giữ 84 loại sản phẩm sữa bột, hơn 26.000 lon sữa, trong đó 12 sản phẩm bị xác định là hàng giả với chỉ tiêu chất lượng dưới 70% so với công bố.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 8 bị can trong đó Hoàng Mạnh Hà (Giám đốc Công ty Rance Pharma) và Vũ Mạnh Cường (Giám đốc Công ty Hacofood) được xác định là chủ mưu, trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất và tiêu thụ sữa giả.

Đường dây thuốc giả bị triệt phá trong tháng 4 – Ảnh: CA Thanh Hoá

Đến ngày 16/4, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả do Nguyễn Tiến Đạt (34 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) và Trịnh Doãn Giáo (40 tuổi, trú tại quận Bình Tân, TP.HCM) cầm đầu, điều hành.

Công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả công an thu giữ được gần 10 tấn.

Từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền ước tính gần 200 tỷ đồng.

Liên quan đường dây này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.

2 loại TPCN giả bị phát hiện – Ảnh: CAND

Ngày 25/4, Bộ Công an tiếp tục cho biết đang làm rõ một đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường do Công ty TNHH công nghệ Herbitech (ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sản xuất.

Cầm đầu đường dây là Phạm Vũ Khiêm, giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech (địa chỉ ở khối 8, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

Công an xác định hai sản phẩm giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty Herbitech sản xuất là BABY SHARK và Medi Kid Calcium K2 dành cho trẻ em.

Trước đó, báo Tuổi trẻ có đăng bài Phá đường dây thực phẩm chức năng giả chỉ đạt 30% chỉ tiêu chất lượng, thu giữ lô hàng lớn 100 tấn. Nội dung như sau:

Ngày 26-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan cảnh sát điều tra cũng khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với năm người gồm:

– Nguyễn Năng Mạnh (giám đốc Công ty MegaPhaco, chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA);

– Đỗ Mạnh Hoàng (giám đốc Công ty MediPhar);

– Khúc Minh Vũ (giám đốc Công ty Việt Đức);

– Phạm Thị Hường (kế toán phụ trách 4 công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương);

– Lê Thị Toan (thủ quỹ 6 công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức).

Phá đường dây thực phẩm chức năng giả chỉ đạt 30% chỉ tiêu chất lượng, thu giữ lô hàng lớn 100 tấn  - Ảnh 2.

Bị can Nguyễn Năng Mạnh và Phạm Thị Hường – Ảnh: Công an cung cấp

Phá đường dây thực phẩm chức năng giả chỉ đạt 30% chỉ tiêu chất lượng, thu giữ lô hàng lớn 100 tấn  - Ảnh 1.

Bị can Khúc Minh Vũ, Lê Thị Toan và Đỗ Mạnh Hoàng – Ảnh: Công an cung cấp

Theo điều tra, từ năm 2016 Nguyễn Năng Mạnh và các đồng phạm đã thành lập, điều hành nhiều công ty để hợp thức hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói bao bì, tiêu thụ trên thị trường.

Nhóm này sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán (một sổ sách kế toán nội bộ và một sổ sách để kê khai nộp thuế) nhằm giảm số thuế phải nộp, gây thất thu thuế cho Nhà nước.

Cảnh sát xác định các nghi phạm sử dụng thủ đoạn in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu… nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.

Về chỉ tiêu chất lượng, nhiều thành phần chỉ đạt dưới 30% so với công bố. Khi nghi ngờ bị điều tra, các nghi phạm tẩu tán, tiêu hủy nguyên liệu, sản phẩm, đóng cửa nhà máy.

Người tiêu dùng mà nhóm này nhắm tới bán sản phẩm chủ yếu tập trung vào người già, trẻ em.

Khám xét tại các kho hàng và một số cơ sở kinh doanh, Bộ Công an thu giữ số lượng thực phẩm chức năng đặc biệt lớn, đa dạng về chủng loại, được phân phối rộng rãi trên cả nước với tổng số thực phẩm chức năng thu giữ khoảng 100 tấn.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án.

thực phẩm chức năng - Ảnh 3.

thực phẩm chức năng - Ảnh 4.

Lô thực phẩm chức năng giả tới 100 tấn hàng bị cơ quan công an phát hiện, thu giữ – Ảnh: Công an cung cấp