Dạy thêm học sinh tiểu học: Giáo viên có thể bị b:uộc thôi việc

Thông tin này được đăng tải trên báo VTCNews ngày 14/2/2025. Bài viết có tiêu đề: “Dạy thêm học sinh tiểu học, giáo viên có thể bị buộc thôi việc”. Nội dung cụ thể như sau:

Không chỉ siết chặt quy định về dạy thêm học thêm, các cơ quan ban ngành còn ban hành nhiều văn bản đưa ra mức phạt với những sai phạm liên quan đến vấn đề này.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Trước đây tại Điều 7, Nghị định 138/2013 quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm về dạy thêm học thâm. Tuy nhiên, tại Nghị định 04/2021 thay thế cho Nghị định 138/2013 không còn quy định về mức phạt hành chính với hành vi này.

Theo đó, giáo viên là viên chức tự ý tổ chức dạy thêm văn hóa cho học sinh tiểu học có thể được xem là vi phạm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm theo Điều 19 Luật Viên chức 2010.

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm tùy theo mức độ sẽ áp dụng những hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.

Với viên chức không giữ chức vụ quản lý, hình thức kỷ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức quản lý là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc.

Bên cạnh đó, viên chức bị kỷ luật bằng một trong những hình thức quy định trên còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

hình ảnh

3 trường hợp không được phép dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Điều 4, Thông tư 29/2024 quy định 3 trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm như sau:

– Không tổ chức dạy thêm học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

– Giáo viên không được dạy thêm ngoài trường có thu tiền học sinh của chính mình đang dạy tại trường.

–  Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Ngoài ra, Thông tư 29/2024 cũng quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm.

Đồng thời, công khai thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Giáo viên về hưu và sinh viên dạy thêm có phải theo thông tư 29?

Những thay đổi về dạy thêm có hiệu lực từ 14-2 sẽ chỉ điều chỉnh với giáo viên hay với cả giáo viên nghỉ hưu, sinh viên dạy kèm?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Võ Công Hạnh (Đoàn luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng theo điều 1 thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 14-2-2025) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của thông tư liên quan đến dạy thêm này như sau:

“1. Thông tư này quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

2. Thông tư này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan”.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 điều 2 thông tư 29 có quy định: “Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” .

Như vậy, thông tư 29 không chỉ điều chỉnh hoạt động dạy thêm của riêng giáo viên mà tất cả tổ chức, cá nhân tham gia dạy thêm, tổ chức dạy thêm đều chịu sự điều chỉnh của thông tư này. Do đó, sinh viên dạy kèm 1-1 (gia sư) hay giáo viên về hưu dạy thêm là một hoạt động dạy thêm, nên những đối tượng này cũng sẽ được xem là người dạy thêm.

Theo quy định nêu trên, có thể thấy pháp luật không có quy định về việc cấm giáo viên về hưu hay gia sư được dạy thêm. Tuy nhiên, những đối tượng này muốn dạy thêm thì cần lưu ý là không được tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học; việc tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức cho học sinh tiểu học là không được phép, trừ khi đó là các hoạt động liên quan đến bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 điều 6 thông tư 29, quy định về cơ quan, tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

– Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm. Mọi thông tin công khai phải tuân thủ theo mẫu số 02 được quy định tại phụ lục kèm theo thông tư 29.