Người phụ nữ mất sạch 41 tỷ đồng sau 20 năm gửi tiết kiệm: Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản

Vụ việc của bà Trương không chỉ là một bài học cho bản thân bà mà còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người.

Báo Sức khỏe đời sống ngày 5/1 có bài Người phụ nữ mất sạch 41 tỷ đồng sau 20 năm gửi tiết kiệm: Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản. Nội dung như sau:

Giao dịch lạ trong vụ việc người phụ nữ mất sạch tiền khi gửi tiết kiệm 41 tỷ đồng

Người phụ nữ mất sạch 41 tỷ đồng sau 20 năm gửi tiết kiệm: Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản- Ảnh 2.

Bà Trương hoảng hồn khi số tiền hàng chục tỉ đồng biến mất.

Bà Trương hiện đang sống tại thành phố Hà Nam (Trung Quốc) có một khoản tiền để gửi ngân hàng làm vốn. Từ khi con trai chào đời, họ đã lập 1 sổ tiết kiệm ở ngân hàng và liên tục gửi toàn bộ số tiền tích cóp hàng năm vào để lấy lãi. Sau hơn 20 năm, ước tính cả vốn lẫn lời cũng tới 12 triệu NDT (khoảng 41 tỷ đồng).

Đến lúc con trai kết hôn, bà Trương dự định đến ngân hàng rút tiền để mua nhà cửa và lo đám cưới cho con trai. Thế nhưng, ngay sau khi cung cấp thông tin tài khoản thì nhân viên giao dịch báo rằng, tài khoản của bà không có tiền.

Lúc đó, bà Trương vô cùng hoảng loạn. Bà vội vã nhờ nhân viên ngân hàng giúp đỡ và kiểm tra lại thông tin. Sau khi thao tác một hồi trên máy tính, nhân viên ngân hàng xác nhận: “Số dư của tài khoản bà là 0 đồng, không những vậy, bà còn đang nợ ngân hàng 14 vạn NDT (tương đương với 488 triệu VND). Nếu trong một tháng không trả số tiền này, lãi sẽ nhân lên rất nhiều lần”.

Nghe thấy lời của cô nhân viên, bà Trương bán tin bán nghi. Hơn nữa, nhân viên ngân hàng không làm rõ mọi chuyện mà còn thái độ với bà. Điều này khiến mọi người xung quanh cảm thấy bất bình. Sau đó, nhờ sự “lên tiếng” của nhiều người xung quanh, nhân viên ngân hàng mới kiểm tra lịch sử giao dịch tài khoản.

Quả nhiên, tài khoản của bà Trương tổng cộng có hơn 20 giao dịch chuyển khoản, trong đó có một giao dịch 50 vạn NDT (tương đương với 1,7 tỷ VND) được chuyển vào một công ty tư vấn công nghệ tên là Guangzhou Bangtai. Số tiền còn lại đã được chuyển thành nhiều lần vào một tài khoản của một người đàn ông mang tên Khang. Tổng số tiền được chuyển đi tới 120 vạn NDT (tương đương với 41 tỷ VND).

Điều quan trọng là bà Trương không biết ông Khang là ai? Và cũng chưa bao giờ rút tiền hay chuyển tiền sang tài khoản khác. Theo quy định của ngân hàng, khi giao dịch một khoản tiền lớn cần người chủ tài khoản phải đến trực tiếp ngân hàng và mang theo chứng minh thư. Lúc này, sự việc đã đến tai quản lý ngân hàng. Ông đứng ra giảng hòa, đồng thời hứa điều tra và làm rõ mọi việc.

Ai mới là người chịu trách nhiệm?

Người phụ nữ mất sạch 41 tỷ đồng sau 20 năm gửi tiết kiệm: Phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản- Ảnh 3.

Điều tra phát hiện giao dịch lạ trong tài khoản của bà Trương. Hình minh họa

Bà Trương trở về nhà với tâm trạng bất an. Vài ngày sau, bà lại đến ngân hàng theo lời hẹn. Quản lý ngân hàng nói với bà tài khoản của bà không phải là bị trộm hay có người ngoài dùng chiêu trò mà là do nhân viên ngân hàng đã lợi dụng chiếm đoạt.

Cô ấy tên là Hồng Phương. Hồng Phương làm việc tại ngân hàng không lâu, trong thời gian làm việc cũng khá tốt và hòa đồng với đồng nghiệp. Tuy nhiên, cô chỉ làm việc được hai tháng rồi đột ngột nghỉ việc mà không có lý do cụ thể nào nào. Sau khi nghỉ việc, cô ta còn cắt đứt liên lạc với tất cả đồng nghiệp.

Ngoài ra, qua điều tra của cảnh sát, Hồng Phương từ khi vào ngân hàng đã cấu kết với ông Khang. Cô lợi dụng chức vụ của mình để đánh cắp thông tin và đưa thông tin này cho ông Khang. Ông Khang sẽ chịu trách nhiệm chuyển tiền từ thẻ ngân hàng ra ngoài, và sau khi hoàn thành giao dịch, cô nhận được 10% tiền hoa hồng.

Sau khi có thông tin tài khoản của bà Trương, ông Khang đem tiền đầu tư tài chính. Tuy nhiên vì thua lỗ nên dẫn đến việc tài khoản của bà Trương nợ 14 vạn NDT (tương đương với 488 triệu VND)

Đứng trước sự việc này, về phía ngân hàng không thừa nhận trách nhiệm về quản lý nhân viên mà còn có thái độ với bà Trương. Họ cho rằng số tiền của bà Trương là do ông Khang và cô Hồng Phương chiếm đoạt, điều này không liên quan gì đến ngân hàng.

Trước thái độ của nhân viên ngân hàng, bà Trương vô cùng bất lực và quyết định kiện ra tòa để làm rõ vụ việc.

Cuối cùng, sau nhiều phiên tòa và sự can thiệp của cơ quan chức năng, ngân hàng không tránh khỏi liên đới vì công tác quản lý nhân sự có lỗ hổng khiến cho khách hàng bị thất thoát tài sản. Vì thế, ngân hàng đã đồng ý bồi thường cho bà Trương một phần số tiền đã mất. Đối tượng Khang và Hồng Phương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và đền bù tổn thất của bà Trương.

Vụ việc của bà Trương không chỉ là một bài học cho bản thân bà mà còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài sản cá nhân và cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch với các tổ chức tài chính.

Một câu chuyện khác về việc gửi tiết kiệm được báo Phụ Nữ số ngày 25/12 có đưa tin: “Gửi ngân hàng hơn 4 tỷ đồng, người phụ nữ sốc nặng khi biết tin “tài khoản 0 đồng, nợ thêm 500 triệu”. Nội dung như sau:

Đây là câu chuyện của bà Kỷ, một phụ nữ trung niên sống tại Hà Nam, Trung Quốc. Bà đến ngân hàng địa phương gửi số tiền tiết kiệm hơn 1,2 triệu NDT (hơn 4,2 tỷ đồng). Tuy nhiên một thời gian sau đó thì số tiền này đã “không cánh mà bay”. Bất ngờ hơn, bà còn mắc nợ tín dụng thêm 130.000 NDT (khoảng 500 triệu đồng). Chuyện gì đã xảy ra với bà Kỷ?

Bà Kỷ là một phụ nữ bình thường, làm nghề buôn bán tạp hóa nhỏ ở địa phương. Gia cảnh của bà không phải quá khá giả nhưng vẫn có một sổ tiết kiệm để dành tiền cưới vợ cho con trai. Số tiền này bà đã dành dụm suốt nhiều năm.

Tuy nhiên, khi ra ngân hàng rút tiền tiết kiệm thì nhận về tin sét đánh: tài khoản của bà trống rỗng, thậm chí còn âm một khoản tiền lớn. Bà Kỷ không tin vào điều này nên đã nhiều lần nhờ nhân viên kiểm tra lại tài khoản, tuy nhiên kết quả vẫn không thay đổi. Không có đồng nào trong tài khoản cả.

Bà Kỷ sốc nặng vì số tiền chắt bóp cả đời biến mất, lại còn âm nợ không rõ nguyên nhân

Quá sốc, bà Kỷ suy sụp hoàn toàn và không hiểu lý do vì sao số tiên của mình bốc hơi. Bà bật khóc yêu cầu được làm rõ nguyên nhân và sau đó quản lý chi nhánh ngân hàng đã có mặt để xử lý. Người này cho biết ngân hàng sẽ điều tra vụ việc này nhưng bà Kỷ thì dường như mất niềm tin vào cuộc sống. Bởi lẽ, đây là số tiền cực kỳ quan trọng và nó là toàn bộ công sức của bà suốt 15 năm.

Sau một thời gian được các nhân viên và quản lý ngân hàng trấn an. Bà Kỷ đã bình tĩnh hơn và kể lại sự việc.

Đầu tiên, bà cho biết người phụ trách tài khoản của bà suốt 15 năm qua chính là Tiểu Đồng. Bà kể lại rằng đây là nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm, thường xuyên hỗ trợ bà trong các vấn đề gửi tiền, tài chính. Tuy nhiên, hôm vụ việc diễn ra thì nữ nhân viên này không có mặt ở chi nhánh ngân hàng.

Sau đó, phía ngân hàng kiểm tra kỹ hơn tài khoản và các giao dịch của bà Kỷ thì phát hiện nhiều điểm bất thường.

– Tên của bà được liên kết với bốn thẻ tín dụng mà bà chưa từng mở.

– Có một khoản vay lớn chưa được thanh toán.

– Số điện thoại trong hồ sơ lại thuộc về một người lạ mặt.

Ảnh minh họa

Điều này khiến một giả thuyết được đặt ra là người thân của bà đã dùng tên và thông tin của bà để đăng ký và sử dụng tiền trong tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, sau khi về hỏi gia đình thì con cái của bà đều khẳng định không hề liên quan đến tài khoản của mẹ hoặc dùng thông tin để mở thẻ tín dụng.

Cuối cùng, bà đã quyết định trình báo cảnh sát để làm sáng tỏ vụ việc khiến bà mất ăn mất ngủ.

Cuộc điều tra cẩn thận của cảnh sát đã làm sáng tỏ vụ việc. Hóa ra số điện thoại không rõ nguồn gốc trong hồ sơ vay tín dụng của bà Kỷ lại thuộc về Tiểu Đồng – người phụ trách khách hàng của ngân hàng. Đồng thời, âm mưu gian lận từ lúc bắt đầu quản lý tài khoản của bà Kỷ của nhân viên này cũng bị phanh phui. Cô ta đã lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết về tài chính của bà để tiến hành các giao dịch phi pháp:

– Chiếm đoạt tiền tiết kiệm: Tiểu Đồng không chỉ lấy đi 1,2 triệu NDT (4,2 tỷ đồng) từ bà Kỷ mà còn thực hiện thêm các giao dịch đáng ngờ khác với số tiền lên đến 3,2 triệu NDT (11 tỷ đồng) và 6,25 triệu NDT (21 tỷ đồng).

– Lừa đảo ký giấy tờ: Tiểu Đồng đã thuyết phục được bà Kỷ ký vào những giấy tờ đầu tư mơ hồ, để sau đó rút tiền một cách trái phép từ tài khoản của bà.

– Mạo danh người thân: Cô ta giả mạo là người thân của bà Kỷ, bịa ra câu chuyện bà bị bệnh và cần vay 130.000 NDT (450 triệu đồng) cho việc chữa trị.

– Hủy biên lai giao dịch: Tiểu Đồng đã lừa bà Kỷ tin rằng biên lai có thể bị kẻ xấu sử dụng để lừa đảo, thuyết phục bà hủy bỏ tất cả các biên lai, qua đó xóa sổ chứng cứ giao dịch.

Rất may, Tiểu Đồng đã để lại dấu vết quan trọng – một cuộc gọi từ điện thoại của ngân hàng, trong đó cô ta đã thuyết phục bà Kỷ “cho mượn” 600.000 NDT (2 tỷ đồng) để đầu tư, với lời hứa sẽ hoàn trả. Số tiền này chưa từng được trả lại, và cuộc gọi này đã trở thành một minh chứng không thể chối cãi.

Tiểu Đồng đã bị cảnh sát bắt giữ sau đó và ngân hàng đã chấp nhận trách nhiệm, cam kết sẽ bồi thường ngay lập tức số tiền 600.000 NDT (2 tỷ đồng) cho bà Kỷ, trong khi cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra và giải quyết các khoản tiền còn lại.

Thông qua vụ việc, cảnh sát cũng cảnh báo người dân cần thường xuyên kiểm tra các giao dịch, không ký vào giấy tờ khi chưa hiểu rõ nội dung. Người dùng có thể kiểm tra tiền trong tài khoản thông qua ứng dụng ngân hàng và phát hiện các giao dịch bất thường. Ngoài ra, không nên tin tưởng mù quáng vào bất cứ ai, hãy là người tự quản lý tài sản của chính mình.