Khoảng 3.000 tấn giá đỗ ngâm chất cấm tuồn ra thị trường, ăn nhiều có thể tuvong

Đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ, cơ quan công an ở Đắk Lắk phát hiện có việc sử dụng chất cấm để sản xuất. Trong năm 2024, các cơ sở này tuồn ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ ngâm chất cấm.

Ngày 26/12, báo Lao động đưa tin Khoảng 3.000 tấn giá đỗ ngâm ch:ất c:ấm tuồn ra thị trường, ăn nhiều có thể tuvong.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định khởi tố 4 vụ án, khởi tố bắt tạm giam 4 bị can, để điều tra về hành vi Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự.

Các bị can gồm: Lâm Văn Đạo (SN 1990, trú xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)); Vũ Duy Tư (SN 1991), Nguyễn Văn Quynh (SN 1973), Nguyễn Văn Hảo (SN 1988), cùng trú phường Tân Hoà, TP Buôn Ma Thuột.

Các đối tượng bị khởi tố

Trước đó, quá trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk, đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ của 4 đối tượng trên. Đối tượng Đạo và Tư, mỗi người có 2 cơ sở; Quynh, Hảo, mỗi người 1 cơ sở.

Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện các cơ sở trên sử dụng thêm một loại chất lỏng không màu, được gọi là “kẹo”.

Nhưng đó thực chất “kẹo” là hoạt chất 6 – Benzylaminopurine, một loại ch:ất c:ấm sử dụng trong ngành thực phẩm. Nếu ăn vào lượng lớn có thể gây tuvong.

Tuy nhiên, các cơ sở trên thường xuyên dùng ch:ất c:ấm để làm giá đỗ. Mục đích để hãm phần rễ, tập trung dưỡng chất cho thân giá đỗ to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp.

Giá đỗ đã bị ngâm ch:ất c:ấm

Lực lượng công an thu giữ hơn 20 tấn giá đỗ đã ngâm ch:ất c:ấm trên. Trong đó, gần 8 tấn giá đỗ thành phẩm; hơn 12 tấn đang trong quá trình sản xuất đã ngâm ủ ch:ất c:ấm.

Ngoài ra còn có 37 can nhựa với 135 lít hoạt chất 6-Benzylaminopurine. Nếu không bị phát hiện, với số dung dịch ch:ất c:ấm trên, các đối tượng sẽ sản xuất và đưa ra thị trường khoảng 675 tấn giá đỗ thành phẩm với giá bán khoảng 18,7 tỷ đồng.

Kết quả điều tra làm rõ, trong năm 2024, nhóm đối tượng trên đã bán ra thị trường khoảng 2.900 tấn giá đỗ có ngâm ch:ất c:ấm. Trung bình mỗi ngày khoảng từ 8 – 10 tấn.

Số giá đỗ thành phẩm đã được ngâm ch:ất c:ấm

Các đối tượng thường bán sỉ cho các đại lý ở chợ đầu mối Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột, sau đó được vận chuyển về các huyện, thị xã, thành phố để tiêu thụ.

Riêng 1 cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho một siêu thị từ 350-400kg giá đỗ mỗi ngày.

Trên bao bì giá đỗ được ngâm hoạt chất đ:ộc h:ại trên, lại được dán lên những nhãn mác ghi rất kêu: “Vì sức khỏe của mọi người”, “không hóa chất”, “không chất k:ích th:ích”, “không chất bảo quản”, lừa dối người tiêu dùng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra, mở rộng để xử lý toàn diện, triệt vụ án.

Cùng ngày, báo Hà Nội Mới cũng có bài: Vì sức khỏe cộng đồng: “Nguy hại từ hóa chất dùng ngâm ủ giá đỗ”, nêu rõ những ảnh hưởng không tốt khi sử dụng giá đỗ ngâm hóa chất.

Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, giá đỗ là thực phẩm bổ dưỡng cung cấp Vitamin C và chất chống ô xy hóa, can xi, sắt giúp bảo vệ tế bào, tốt cho mắt, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ bệnh tim, mạch.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên có những gian thương đã sử dụng hóa chất độc hại ngâm, ủ trong quá trình sản xuất, bảo quản giá đỗ, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Thông thường, giá đỗ sản xuất theo quy trình an toàn cần có đủ nước sạch và nhiệt độ thích hợp, thời gian tăng trưởng khoảng 1 tuần, nhưng nếu ngâm hóa chất tăng trưởng đẩy nhanh lên khoảng 30%. Loại hóa chất thường được gian thương sử dụng trong sản xuất giá đỗ là chất k:ích th:ích tăng trưởng bị cấm mang tên Benzylaminopurine, một chất rất độc hại đối với da, phổi… Vì dung dịch Benzylaminopurine chỉ tan tốt trong dung dịch kiềm, kém tan trong nước có độ pH trung bình, rất khó rửa sạch giá đỗ thành phẩm với nước thông thường nên dư lượng hóa chất tồn dư rất cao, nguy hại cực lớn tới sức khỏe người sử dụng.

Ngoài ra, để tẩy trắng giá đỗ, tạo màu sắc bắt mắt và giúp thân giá mập mạp hơn, gian thương ngâm ủ một loại chất độc hại chứa nhiều kim loại nặng có trong công nghệ sản xuất xà phòng, xử lý nước, công nghiệp dệt… là Soda ASH Light. Người tiêu dùng khi ăn phải giá đỗ nhiễm các loại hóa chất độc hại sẽ tích tụ, tồn đọng trong cơ thể, gây ra các bệnh mạn tính, ảnh hưởng xấu đến phổi, gan, thận và có thể gây ung thư.

Cho nên người tiêu dùng cần chọn giá đỗ an toàn theo một số tiêu chí nhất định. Theo các chuyên gia an toàn thực phẩm, giá đỗ an toàn, được sản xuất, bảo quản theo phương pháp truyền thống không ngâm, ủ hóa chất sẽ không được đẹp mắt, có màu trắng nhạt hoặc màu sữa, nhiều rễ dài và thân gầy, không đều nhau.