Đã có thông tin chuẩn xác về sáp nhập tỉnh, thành: Bà con mở tiệc ăn mừng đi thôi

Dự kiến, ngày 16/4 sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã cũng như việc tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Chiều 1/4, tại cuộc họp giao ban công tác tháng 3 và triển khai nhiệm vụ công tác quý II và tháng 4, Bộ Nội vụ cho biết, trong tháng 3, khối lượng công việc của bộ rất lớn, đặc biệt có nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Trong tháng 3, Bộ Nội vụ đã hoàn thành 106/109 nhiệm vụ. Bộ Nội vụ cũng đã hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tất cả các bộ sau khi hợp nhất có thể vận hành từ ngày 1/3 ngay sau khi tham mưu cho Chính phủ triển khai, hoàn thiện việc hợp nhất các bộ, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, ngày 1/5 tới đây, toàn bộ 63 tỉnh, thành phải gửi đề án sắp xếp về Bộ Nội vụ. Bộ sẽ phải làm việc nhanh chóng để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cùng một lúc.

Dự kiến, ngày 16/4 sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã cũng như việc tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Hội nghị này sẽ đề cập đến việc sắp xếp lại Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan tòa án, viện kiểm sát.

Tin mới nhất về sáp nhập tỉnh: Bộ Nội vụ chốt mốc 1/5, 63 tỉnh thành phải làm điều này - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: VGP

Theo bộ trưởng, việc hợp nhất trên đã tạo nền tảng quan trọng, động lực tích cực để cả nước tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp…

Cũng theo bà Trà, về nhiệm vụ trong quý II và tháng 4, Bộ trưởng Nội vụ lưu ý các đơn vị phải tập trung cho nhiệm vụ quan trọng kể trên. Qua đó, nội dung này sẽ được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trước 30/6. Chính quyền cấp xã sẽ bắt đầu vận hành từ 1/7, trong khi cấp tỉnh sẽ vận hành sau 30/8.

Tại buổi họp, Chánh Văn phòng Bộ – Vũ Xuân Hân cho biết, Bộ Nội vụ sẽ tập trung cao độ tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 11 để hoàn thiện kỹ lưỡng, chất lượng tờ trình, đề án về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo dự thảo Nghị quyết mới nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, số xã, phường trên cả nước giảm từ 10.035 xuống khoảng 5.000.

Liên quan đến thông tin trên, trong buổi làm việc tại Đà Nẵng cuối tháng 3 vừa rồi, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng cho biết biết đầu tháng 4 Trung ương sẽ họp và tính toán các phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy. “Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.”, Tổng Bí thư nói.

Tin mới nhất về sáp nhập tỉnh: Bộ Nội vụ chốt mốc 1/5, 63 tỉnh thành phải làm điều này - Ảnh 2.

Cả nước dự kiến giảm còn 5.000 xã – Ảnh minh họa: Nhịp sống thị trường

Trước đó, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu sắp xếp 9.996 trên tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã để giảm xuống dưới 3.000. Như vậy, theo phương án sắp xếp mới nhất thì số lượng xã, phường sau sáp nhập có thay đổi, tăng hơn 2.000 đơn vị so với phương án trước đó.

“So với dự thảo ban đầu, tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã có một số điều chỉnh để phù hợp với chỉ đạo cấp trên và tình hình thực tế”, đại diện Bộ Nội chia sẻ hôm 31/3.

Bộ Nội vụ cũng dự kiến 11 tỉnh, thành không sáp nhập, gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Còn lại, 52 tỉnh, thành sẽ phải sắp xếp lại, trong đó có 4 thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh khác, gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.