Các cụ dặn: “Giường dựa hai vách không ố;m đ;au cũng họa;n n;ạn”, đó là 2 vách nào?

Con người dành 1/3 cuộc đời để nằm trên giường, đây cũng là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ. Vậy nên người xưa có câu “giường dựa hai vách, không ốm đau cũng hoan nạn”.

Giấc ngủ chính là liệu pháp tốt nhất giúp phục hồi tinh thần và sức khỏe. Chỉ khi ngủ đủ và ngon giấc thì con người mới có tinh thần để học tập và làm việc, cuộc sống có như thế mới thêm phần ý nghĩa. Giấc ngủ ngon hay không ngon cũng bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Người xưa có câu “giường dựa hai vách, không ốm đau cũng hoan nạn”, chính là để nói đến điều này.

Con người dành 1/3 cuộc đời để nằm trên giường, đây cũng là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ. Ngủ là thời gian giúp cơ thể được nghỉ ngơi và chữa lành, các cơ quan bên trong cũng được phục hồi sau thời gian dài hoạt động. Nhưng chất lượng giấc  ngủ của con người ngày một kém đi. Rất nhiều người không thể ngủ ngon và sâu giấc, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Ý nghĩa câu nói “giường dựa hai vách, không ốm đau cũng hoan nạn”

“Giường dựa hai vách” được nhắc đến trong câu này không có nghĩa là giường không thể dựa vào hai bức tường cùng một lúc mà là hai bức tường không nên tựa vào khi đặt giường. Hai bức tường ở đây chính là tường nhà vệ sinh và tường cạnh cửa sổ.
cc-cu-dan-giuong-dua-hai-vach-khong-om-dau-cung-benh-tat_1
Theo cổ nhân, khi kê giường ngủ đặt bên cửa sổ, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm cửa sổ được dùng là nơi thông gió, nhiệt độ ngoài trời thấp hơn nhiệt độ trong phòng. Điều này khiến cho cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, phong hàn. Thế nên người xưa không kê giường sát vào bức tường ở cạnh cửa sổ.

Ngoài ra, tại sao không nên kê giường cạnh nhà vệ sinh? Nhà vệ sinh là nơi có độ ẩm rất cao sinh ra ẩm thấp. Ban đêm không nên ngả lưng ở những nơi có độ ẩm lớn, nếu không cơ thể sẽ bị thừa ẩm. Chưa kể môi trường nhà vệ sinh ẩm là nơi cư ngụ của rất nhiều vi khuẩn độc hại. Chúng có thể ẩn sâu bên trong bức tường mà không ai hay biết. Thế nên, kê giường cạnh tường nhà vệ sinh sẽ gây ra mầm mống bệnh đối với sức khỏe của bạn.

 

Như vậy, theo kinh nghiệm sống của người xưa, khi dựa giường ngủ vào 2 vách trên sẽ ẩn hoạ nhiều bệnh tật, sức khoẻ con người giảm sút, tuyệt đối tránh.

Hướng ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Bên cạnh việc chú ý đến vấn đề kê giường khi đi ngủ thì thuật phong thủy cổ xưa của Ấn Độ – Vastu Shastra cũng đã khẳng định việc ngủ theo hướng nào sẽ chi phối đến sức khỏe ra sao.

+ Ngủ hướng Bắc

Theo các nhà khoa học, con người cũng có từ trường giống như nam châm, tương ứng với cực âm ở chân và cực dương ở đầu. Thế nên, nếu ngủ quay đầu hướng Bắc sẽ khiến cho hai cực dương đẩy nhau. Thế nhưng, nếu bạn sống ở Nam bán cầu thì đây lại là hướng tốt vì các cực bị đảo ngược.

Với những ai đang có vấn đề về sức khỏe, việc ngủ quay đầu về hướng Bắc sẽ tăng nguy cơ bệnh nặng thêm, quá trình phục hồi diễn ra chậm đi. Hiện tượng từ trường của trái đất cũng có thể khiến cho quá trình lưu thông máu trong đầu, dễ dẫn đến đột quỵ hoặc gây ra các khối u.

+ Ngủ hướng Đông

Hướng Đông được đánh giá là hướng ngủ lý tưởng đối với các bạn sinh viên. Điều đó sẽ giúp thúc đẩy tinh thần cũng như khả năng nắm bắt. Trí não có thể ghi nhớ tốt và lưu lại lâu hơn những gì đã tiếp thu. Hướng Đông được khuyến khích là hướng ngủ cho giáo viên, học giả nghiên cứu và những ai có ngành nghề liên quan đến bất kỳ lĩnh vực học thuật nào. Quay đầu về hướng Đông khi ngủ sẽ giúp tăng cường trí nhớ và tăng khả sự tập trung.

+ Ngủ hướng Nam

Hướng Nam được cho là giúp cơ thể thúc đẩy sức khỏe, tinh thần hạnh phúc, mang thịnh vượng về. Thế nên, theo Vastu Shastra, hướng Nam là vị trí ngủ tốt nhất cho các cặp vợ chồng. Bên cạnh đó, hướng Nam cũng là hướng của lửa. Điều này đảm bảo rằng các tạp chất có trong cơ thể sẽ được đốt cháy hết và những chất dinh dưỡng cần thiết sẽ được cơ thể hấp thu tối đa.

+ Ngủ hướng Tây

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người ngủ hướng Tây sẽ chủ yếu gặp phải ác mộng khi ngủ. Suy nghĩ của họ cũng xảy ra theo hướng tiêu cực hơn. Đây là hướng cần tránh nếu không muốn giấc ngủ chập chờn, sức khoẻ suy giảm.