Hạ chí mang lại ngày dài nhất ở Bắc bán cầu, trong đó có Việt Nam. Năm nay điểm Hạ chí rơi vào ngày 21/6, là ngày mà Mặt trời chiếu sáng nhiều nhất năm, gần 1/4 phút so với 24 giờ.
Ở Việt Nam, ngày Hạ chí thường được coi là ngày bắt đầu của mùa Hè. Chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) cho biết, Hạ chí năm nay diễn ra lúc 3h46 (giờ Việt Nam) thứ Sáu ngày 21/6 dương lịch (tức ngày 16/5 âm lịch). Cực bắc của Trái đất sẽ nghiêng về phía Mặt trời. Lúc này, Mặt trời đạt tới vị trí tối đa về phía bắc của bầu trời. Mặt trời sẽ chiếu sáng thẳng lên đường chí tuyến bắc tại 23,44 vĩ độ bắc.
Ngày Hạ chí là gì?
Ngày Hạ chí là thời điểm giữa của mùa hạ, cũng thường rơi vào giữa năm. Đây là thời điểm bắt đầu mùa hè ở Bắc bán cầu và bắt đầu mùa đông ở Nam bán cầu. Theo các nghiên cứu thiên văn, vào ngày hạ chí, Bắc bán cầu sẽ nghiêng về phía Mặt trời nhiều hơn so với Nam bán cầu một khoảng là 23,5 độ.
Theo quy ước, tiết Hạ chí là khoảng thời gian bắt đầu từ ngày 21 hoặc 22 tháng 6 Dương lịch (khi kết thúc tiết Mang chủng) và kết thúc vào khoảng ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 Dương lịch (khi tiết Tiểu thử bắt đầu). Năm 2024, ngày Hạ chí rơi vào thứ Sáu 21/6. Đây cũng là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Thường vào ngày này, thời tiết khá là nóng bức và một số bệnh về cảm cúm, say nắng rất dễ xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì thế, con người cần có sự chuẩn bị kỹ càng vào thời gian này.
Vì sao ngày Hạ chí dài nhất trong năm?
Khi Hạ chí bắt đầu, bán cầu Bắc nghiêng hẳn về phía Mặt Trời 23,5 độ nên lượng ánh sáng ở đây nhận được sẽ rất nhiều, dẫn đến việc thời gian ban ngày trong tiết khí này sẽ lớn nhất trong năm,ngày dài hơn đêm, trời lâu tối và nhanh sáng. Thậm chí thời gian ban ngày có thể dài đến mức một số thành phố ở Bắc Âu có hiện tượng “đêm trắng”, tức là không hề xuất hiện ban đêm.
Ngày Hạ chí cũng là ngày có hoàng hôn lâu nhất trong năm.
So với mùa đông, vào mùa hè, Trái đất nằm xa Mặt trời hơn do quỹ đạo của Trái đất hình elip nên có sự thay đổi về khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Khoảng cách này chênh lệch tới ba triệu dặm (5 triệu km) và làm bức xạ nhiệt của Trái đất nhận được nhiều hơn các ngày bình thường 7%.
Ngày Hạ chí đánh dấu điểm cao nhất của Mặt trời nhưng không phải là ngày nhiệt độ cao nhất do nhiệt độ ở đại dương bắt đầu giảm dần. Đến giữa tháng sáu, các đại dương ở Bắc bán cầu vẫn giữ được nhiệt độ “mát” từ mùa đông năm ngoái.
Ngày chí diễn ra hai lần trong năm, một vào mùa hè được gọi là ngày Hạ chí – tháng 6, và một vào mùa đông được gọi là ngày Đông chí – tháng 12. Ngày Hạ chí thì Mặt trời nằm cao nhất về hướng Bắc, ngày Đông chí thì Mặt trời nằm cao nhất về hướng Nam