Kể từ nay: 3 loại giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi mượn xe máy của người khác, không mang có thể bị phạt lên tới 8 triệu

Khi mượn xe máy của người khác để tham gia giao thông, người dần cần mang theo những loại giấy tờ sau đây để tránh bị phạt.

3 loại giấy tờ bắt buộc phải mang theo khi mượn xe máy của người khác

Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 số 23/2008/QH12 có quy định về giấy tờ cần mang khi mượn xe máy của người khác. Cụ thể, các loại giấy tờ đó là

– Giấy đăng ký xe/bản sao chứng thực giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực.

– Giấy phép lái xe (hay còn gọi là Bằng lái xe)

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (hay còn gọi là bảo hiểm xe máy)

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người dân cần mang theo đủ các loại giấy tờ được quy định trong luật.

Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, người dân cần mang theo đủ các loại giấy tờ được quy định trong luật.

Ngoài ra, người tham gia giao thông cũng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ khác như sau:

– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng như xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp di chuyển trên đường bộ).

 

– Bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng (khi sử dụng xe máy chuyên dùng).

Lưu ý, theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Luật Giao thông đường bộ 2008, công dân cần đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe máy có dung tích dưới 50cm3 và đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô 02 bánh/03 bánh có dung tích 50cm3 trở lên.

Mượn xe của người khác có bị coi là lỗi đi xe không chính chủ không?

Luật Giao thông đường bộ hiện hành không đề cập đến khái niệm “xe không chính chủ”. Lỗi chạy xe không chính chủ được người dân nhắc đến là cách gọi thông thường để chỉ lỗi không làm thủ tục đăng ký xe sang tên.

Điều này được quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, khi mua xe, cho hoặc biếu tặng thì trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe, người dân phải làm thủ tục đăng ký sang tên, đổi chủ xe. Trường hợp người dân không làm thủ tục sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Các mức phạt với lỗi lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe là:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.

Như vậy, lỗi xe không chính chỉ là cụm từ thường được người dân sử dụng để chỉ lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Trong luật hiện hành không có lỗi nào được gọi là lỗi đi xe không chính chủ. Do đó, người tham gia giao thông mượn xe hợp pháp, chính chủ từ người thân hay bạn bè thì sẽ không bị phạt lỗi đi xe không chính chủ.