Dự thảo Luật Nhà giáo có nhiều chính sách hỗ trợ cho nhà giáo như tăng lương, tăng phụ cấp, có thể giảm tuổi nghỉ hưu 5 năm so với các ngành nghề khác.
Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT, mức lương cao nhất không thấp hơn 15.865.200 đồng/tháng (Ảnh: Cô trò lớp 2G trường Tiểu học Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội).
Đề xuất lương nhà giáo xếp cao nhất
Dự án Luật Nhà giáo đã xây dựng các quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo nhằm thu hút, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề.
Theo Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT đề xuất lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Bộ cũng đề xuất nâng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm.
Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác.
Dự án Luật Nhà giáo đã xây dựng các quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp, để nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề (Ảnh: Nguyễn Thanh).
Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Hiện nay lương của giáo viên được tính theo công thức:
Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở
Vậy, từ ngày 1/7/2024, lương của giáo viên các cấp như sau:
Bảng lương giáo viên Mầm non
– Đối với lương giáo viên mầm non:
+ Mức lương thấp nhất: 4.914.000 đồng/tháng.
+ Mức lương cao nhất: không thấp hơn 14.929.200 đồng/tháng.
Bảng lương giáo viên Tiểu học
– Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT:
+ Mức lương thấp nhất: không thấp hơn 5.475.600 đồng/tháng.
+ Mức lương cao nhất: không thấp hơn 15.865.200 đồng/tháng.
Bảng lương giáo viên Trung học cơ sở
Bảng lương giáo viên Trung học phổ thông
Lưu ý: Tiền lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Khi điều chỉnh mức lương cơ sở lên 2.34 triệu đồng từ ngày 1/7, phụ cấp thâm niên cũng sẽ tăng lên.
Tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo từ 1/7/2024 được tính như sau:
Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x 2.340.000 đồng x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật.
Cũng theo dự thảo Luật Nhà giáo, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Nhà giáo có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sỹ và nhà giáo làm việc trong các ngành, lĩnh vực chuyên sâu đặc thù được hưởng chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.
Chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được thực hiện khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, nhà giáo có đủ sức khỏe, tự nguyện.
Khi thực hiện chế độ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Thời gian làm việc khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn không quá 5 năm đối với nhà giáo có trình độ tiến sỹ, không quá 7 năm đối với nhà giáo có chức danh phó giáo sư, không quá 10 năm đối với nhà giáo có chức danh giáo sư.
Theo Bộ GD&ĐT, chính sách nghỉ hưu được thiết kế riêng nhằm đáp ứng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp, đồng thời phát huy được trí tuệ, kinh nghiệm của nhà giáo.