Tăng lương” – đây chắc hẳn là từ khóa nhận được nhiều sự quan tâm nhất lúc này. Theo đó, Quốc hội mới đây đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7 với toàn bộ đại biểu Quốc hội tham gia tán thành việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng, từ ngày 1/7/2024. Việc lương cơ sở giúp mức lương của viên chức tăng tương ứng, trong đó có lương của giáo viên các cấp.
Dạo quanh các hội nhóm giáo viên toàn quốc, liên tiếp các bài đăng về chủ đề này được bàn tán xôm xả. Hầu hết các thầy cô đều tỏ rõ sự phấn khởi vì được tăng lương. Không chỉ các thầy cô đã có thâm niên trong nghề, mà ngay cả các bạn sinh viên ngành sư phạm dường như cũng vui như được mùa.
Trong một group của cộng đồng giáo viên tiểu học với hơn 300 nghìn người tham gia, bài đăng của một giáo viên vào tối muộn ngày 30/6 đã nhận được đông đảo sự quan tâm của dân tình. Cụ thể, bài đăng như sau: “Những người chê tôi làm giáo viên lương thấp bước ra đây. Chỉ còn vài tiếng nữa, tất cả sẽ phải… hối hận”.
Sau bài đăng, không ít giáo viên khác cũng “đu trend” về chủ đề này. Mọi người có thể nhìn thấy được sự phấn khởi và hạnh phúc hiện hữu trong mỗi thầy cô.
Lương giáo viên tăng bao nhiêu từ ngày 1/7?
1. Bảng lương giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non hạng III là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến hơn 11,4 triệu đồng một tháng (tùy từng bậc). Mức này cao hơn so với hiện tại khoảng 1,1-2,6 triệu đồng.
2. Bảng lương giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học được xếp vào viên chức loại B có mức lương từ 5,4 triệu đến 15,88 triệu đồng/tháng tương ứng với các bậc từ 1 đến 9 và hệ số từ 2,34 đến 6,78.
3. Bảng lương giáo viên THCS
Giáo viên THCS và THPT hạng I nhận cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng một tháng, cao hơn hiện tại khoảng 3,7 triệu.
4. Bảng lương giáo viên THPT
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 – nhóm A2.1; loại A2 – nhóm A2.2 và loại A1).
Theo nghị quyết về cải cách tiền lương, có 9 loại phụ cấp mới như phụ cấp kiêm nhiệm, thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề… Nhưng từ ngày 1/7, các điều kiện chưa đủ thực hiện nên Chính phủ đề nghị giữ nguyên như hiện tại.
Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.