Từ tháng 5/2024 trở đi:Vợ chồng, anh em đi xe của nhau không ‘sang tên’ có thể bị phạt 4-8 triệu đồng

Đây chính là thắc mắc được nhiều người dân quan tâm để biết thêm chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây:

Dùng VNeID thay thế giấy tờ xe khi CSGT kiểm tra như thế nào?

Xe chính chủ là gì?

Xe chính chủ là trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà giấy đăng ký xe chính là xe của họ đang sở hữu thì gọi là đi xe chính chủ. Còn tất cả các trường hợp khác đều là đi xe không chính chủ. Nhiều người dân thắc mắc vậy đi xe không chính chủ có bị CSGT xử phạt hay không. Và nếu bị xử phạt thì trong trường hợp nào vợ chồng, bạn bè người thân mượn xe của nhau dùng có bị xử phạt hay không. Hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

Người tham gia giao thông đi xe của người thân, bạn bè có bị phạt lỗi xe không chính chủ?

Lỗi xe không chính chủ là cách gọi thông thường của lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua xe, được cho xe, được tặng xe… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt lỗi xe không chính chủ. Còn việc mượn xe của người thân, bạn bè lưu thông trên đường thì sẽ không bị CSGT xử phạt về lỗi xe không chính chủ.

Ngoài ra, tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định:

Việc xác minh để phát hiện lỗi xe không chính chủ chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc qua công tác đăng ký xe. Như vậy, người dân tham gia giao thông trên đường thì CSGT sẽ không kiểm tra lỗi xe không chính chủ.
Từ nay đi xe không chính chủ sẽ không bị CSGT xử phạt đúng không?

Từ nay đi xe không chính chủ sẽ không bị CSGT xử phạt đúng không?

Mức phạt lỗi không chính chủ năm 2024

Mức phạt lỗi xe không chính chủ hay lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Đi xe không chính chủ có bị CSGT xử phạt hay không?

Đi xe không chính chủ có bị CSGT xử phạt hay không?

CSGT khi dừng xe người dân sẽ kiểm tra những gì?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe thì CSGT sẽ kiểm soát những nội dung sau:

– Giấy phép lái xe;

– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng, Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;

– Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe);

–  Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);

– Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Ngoài ra, nếu như người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ còn, đi sai luật giao thông đường bộ thì tất nhiên sẽ bị xử phạt. Còn nếu người tham giao giao thông tuân thủ tốt mọi điều luật đặt ra thì chỉ cần có đủ các giấy tờ cần thiết sẽ không bị CSGT xử phạt.