Nghèo không trách cha, khó không l-ừa bạn, vế thứ 3 ai làm được đời mới ‘lên hương’

Gia đình hạnh phúc là điều mà bất kỳ ai cũng hướng đến, nhưng để có được điều đó, bạn cần phải áp dụng đúng bí quyết.

Câu nói răn dạy rằng đối cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng bạn; đối với vợ/chồng, người đồng cam cộng khổ với bạn; đối với tri kỷ, người đối xử chân thành với bạn; đối với ân nhân, người giúp đỡ bạn trong cơn hoạn nạn,… bạn cần phải đối xử chân thành với họ. Do vậy, dù giàu sang hay nghèo khổ, đừng đánh mất đi người đối xử tốt với bạn, đừng phụ tấm lòng chân tình của họ.

Nghèo không trách cha

Trong Thi Kinh có viết: Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao, ý nói rằng, hãy thương xót cha mẹ, vì họ đã có công sinh thành, vất vả nuôi dưỡng chúng ta nên người.

Công

Công ơn sinh thành dưỡng dục lớn hơn Trời, cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc nuôi con khôn lớn, dãi gió dầm mưa để con cái có cuộc sống tốt hơn.

 

 

Buông bỏ những lời oán trách hà khắc đối với cha mẹ, học cách thấu hiểu và cảm ơn cha mẹ, đó chính là giáo dưỡng cơ bản nhất của phận làm con.

Bên cạnh đó, có một số người luôn đổ lỗi rằng, những thất bại và trắc trở mà họ gặp phải là do sự kém cỏi của cha mẹ. Họ thậm chí không hề quan tâm đến cảm nhận của cha mẹ, đối xử với cha mẹ một cách tệ bạc. Họ chưa từng nghĩ rằng: Có thể cha mẹ không giàu có, nhưng cha mẹ đã hy sinh tất cả để lo cho mình.

Từ khi sinh ra đến lúc thành gia lập nghiệp, mọi thứ của bạn không thể tách rời khỏi sự hỗ trợ thầm lặng của cha mẹ. Vậy thì, chúng ta có tư cách gì để oán giận và phàn nàn về sự không hoàn hảo của cha mẹ?

Trong Tăng Quảng Hiền Văn có viết: “Đương gia tài tri diêm mễ quý, dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân”, ý nghĩa là, khi bạn sinh con, bạn mới biết tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con cái sâu nặng như thế nào; khi bạn phải ra ngoài bôn ba kiếm tiền nuôi gia đình, bạn mới hiểu sự khó khăn, vất vả của cha mẹ.

Những ai không làm ra được thành quả gì liền trách cứ và đổ hết lỗi lầm cho cha mẹ, họ sẽ mãi mãi là những đứa trẻ không chịu lớn.

 

Thấu hiểu và chung sống hòa thuận với cha mẹ, tôn trọng và biết ơn cha mẹ, đó mới là sự khởi đầu cho sự trưởng thành thực sự của một người.

Khó không lừa bạn

Âu Dương Tu từng nói: Tiểu nhân dĩ lợi vi bằng hữu, quân tử dĩ nghĩa vi bằng, ý muốn nói, kẻ tiểu nhân kết bạn vì lợi, người quân tử kết bạn trọng chữ nghĩa.

Trong cuộc sống, tri kỷ và bạn tốt không nhiều, tình bạn sâu nặng cũng hiếm thấy.

Nếu vì được mất và chút lợi ích nhất thời mà tính toán, hãm hại bạn bè, bạn sẽ mất nhiều hơn là được. Nó không chỉ khiến tình bạn tan vỡ, mà còn làm bại hoại nhân phẩm của chính bạn.

 

Bởi vì giữa người và người mãi mãi là tương hỗ lẫn nhau, bạn chân thành thì tôi cũng chân thành, bạn giả dối thì tôi cũng quay lưng.

Bạn vì chút lợi nhỏ và của cải vật chất mà tính toán với bạn bè, họ sẽ rời xa bạn, cuối cùng bạn sẽ bị cô lập.

Người xưa có một câu nói rất hay: Ở nhà dựa vào cha mẹ, ra ngoài dựa vào bạn bè, bạn bè là người có thể giúp đỡ ta trong lúc hoạn nạn.

Một người dù nghèo khổ hoặc khó khăn đến mấy cũng không thể lừa gạt bạn bè, nếu không cũng đồng nghĩa với việc tự cắt đứt con đường của chính mình.
Tình

Tình bạn chân chính bắt nguồn từ sự tương đồng về chí hướng, phù hợp về tam quan, lâu dài dựa vào chân thành, và gắn bó bên nhau bởi nhân phẩm.

 

Giữ nhân phẩm đoan chính, tuân thủ những nguyên tắc sống, thành tâm kết giao, cảm động lòng người bằng chính sự chân thành của bản thân, bạn mới có thêm những tình bạn chân chính.

Hiếu không bì anh: Duy trì quan hệ anh em khăng khít

Người xưa có đạo lý sống chuẩn mực trong mối quan hệ anh em chính là sự không so sánh, tị nạnh. Ngay cả việc hiếu thảo với bố mẹ cũng cần đặt lên hàng đầu.

Đạo hiếu là việc nên làm, việc thực hiện lòng hiếu thảo của mình không liên quan gì đến người khác, bạn hãy làm hết lòng hiếu thảo của mình và làm hết sức mình với cha mẹ, ông bà. Đừng so sánh bản thân với anh chị em trong nhà, không nên cảm thấy mình thiệt thòi vì anh em bất hiếu, cảm thấy thiếu bình đẳng khi thể hiện đạo hiếu với cha mẹ.

Báo hiếu với cha mẹ hoàn toàn là tùy ý của mỗi người, nếu đem chuyện này ra so sánh với anh chị em, thì lòng hiếu thảo cũng trở nên vô nghĩa.

Phận làm con, hiếu thảo là một nghĩa vụ. Đừng so sánh mình với anh chị em khác, chăm sóc cha mẹ và báo đáp họ là điều bạn nên làm, hãy cứ là chính mình và làm tốt việc của mình.

Anh chị em cư xử như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện và thành ý của họ, đừng so sánh, để cha mẹ cảm thấy tổn thương, hãy hiếu thảo hơn và đừng để lại điều gì hối tiếc khi cha mẹ về già và rời khỏi cuộc đời.

Khổ không đổ cho vợ – Đạo làm chồng mẫu mực

Những người phụ nữ sẵn sàng sát cánh vượt qua mọi khó khăn gian khổ để cùng bạn sống hết mình đều là những người phụ nữ có tình cảm sâu đậm với bạn. Do đó, bạn không được trút mọi nỗi vất vả, khổ cực, xấu hổ, thất vọng của cuộc đời mình lên người phụ nữ.

Trong cuộc sống hôn nhân dài lâu, không có những ngày thực sự khó khăn, mà tùy thuộc vào cách bạn hiểu nó và cách bạn sống. Thái độ phàn nàn sẽ chỉ sinh ra oán hận, tranh chấp sẽ chỉ làm cho cuộc sống trở nên khó khăn, còn sự lạc quan và bao dung mới có thể đưa đến một cuộc sống tốt đẹp.

 

Để cùng bạn đời đồng hành, nâng đỡ nhau, sống tốt đời đẹp đạo thì không nên cậy miệng mà nên cậy tay, trách nhiệm lớn nhất của người đàn ông là không được trách vợ, không được đổ lỗi cho vợ, và càng không trách vợ sao đời mình khổ.